Skip to content

YUP mời chuyên gia từ UK huấn luyện thành công giai đoạn 1 chương trình Đào tạo tư vấn viên doanh nghiệp xã hội

Mến chào các ACE đã tham gia hoàn tất giai đoạn một của chương trình tập huấn Tư vấn viên Doanh nghiệp Xã hội,

Tôi là Tạ Minh Tuấn, là Founder của YUP, là đơn vị đã phối hợp với Hội đồng Anh đưa chương trình BIR đến TP.HCM, sau đó mời thêm đối tác LiveGreen cùng đồng tổ chức.

Trong giai đoạn một vừa qua dưới vai trò tổ chức, tôi không có mặt cùng cả nhóm được vì phải “tu luyện” bên Israel đến cả tháng trời.

Qua thư này tôi cũng chân thành cám ơn những nỗ lực của anh Hà (LiveGreen) và Tâm Anh (YUP), đội ngũ tổ chức – hậu cần, đã đảm bảo cho chương trình trong giai đoạn một thành công tốt đẹp.

Cũng gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến nhóm tư vấn viên 5 người “lặn lội đường xa” ra Hà Nội và 25 người tại Sài Gòn đã cùng đồng hành với nhau trên con đường phi lý – con đường của những doanh nhân xã hội thay vì thoả hiệp với sự cân bằng giả tạo của hệ thống hiện tại thì họ luôn chọn lựa làm theo những giá trị cốt lõi của mình, họ làm việc ngày đêm để trở thành sự thay đổi mà thế giới này cần. Và vì vậy, họ cũng là một niềm hy vọng mới (A new hope) cho xã hội hiện tại.

Những doanh nhân xã hội này đang rất cần các ACE cùng chung tay góp sức. Tôi đã có mặt ở Israel và nhận thấy Social Entrepreneurship của họ khá phát triển. Tôi thấy một bức tranh tươi sáng tương tự ở Việt Nam. Đặc biệt nếu các ACE có theo dõi danh sách Forbes 30 under 30 vừa qua tại Việt Nam thì nhận thấy rất nhiều người đến từ khối Social enterprise (trong khi năm ngoái chỉ có… 1 slot thôi thì tôi cũng đã rất vui vì Social enterprise được quan tâm một cách sâu sắc và được ghi nhận trong danh sách của Forbes).

Việt Nam có rất nhiều vấn nạn xã hội nên tôi tin rằng Việt Nam cũng là môi trường có đủ thử thách và cơ hội cho những doanh nghiệp xã hội vươn vai lớn mạnh so với tầm vóc của thế giới và khu vực.

Đến một lúc nào đó, mọi doanh nghiệp Lớn thực sự đều cần phải trở thành Doanh nghiệp xã hội – đó là niềm tin của tôi. Viettel khi thành công với mô hình kinh doanh hiện tại họ cũng phải tìm cách để sử dụng công nghệ viễn thông áp dụng vào y tế, giáo dục… đưa ra những mô hình giáo dục từ xa, rút ngắn khoảng cách giữa người học với người dạy, điều đó mang lại tác động tích cực cho xã hội và cũng giúp Viettel thu được thêm doanh thu trên mỗi đầu thuê bao (vì doanh thu từ nhắn tin hay gọi thoại không thể bền vững trong dài hạn), thành công hay thất bại thì chưa thể nói được gì, nhưng họ chỉ ít cũng đang hướng đến điều đó. Alibaba khi thành công rồi họ cũng góp phần giúp cho rất nhiều nông dân Trung Quốc giải quyết được bài toán tiêu thụ nông sản trực tiếp thông qua công cụ thương mại điện tử. Đó là con đường dẫn đến sự phát triển bền vững cho xã hội.

Thử thách trao vào tay chúng ta, vào các ACE là làm sao để doanh nghiệp không cần phải Lớn thì mới quan tâm đến xã hội, mà vẫn có thể phát triển bền vững với tư cách một doanh nghiệp xã hội, từ khi quy mô còn nhỏ. Đó là một bài toán không dễ, nhưng đủ thử thách để lôi kéo chúng ta cùng giải quyết.

Hẹn gặp lại các ACE thật sớm.

Welcome On Board!

TMT

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *