Skip to content

Viễn cảnh vs Hiện thực

Bộ phim Cây cầu bắc qua sông Kwai nhận được đến 7 giải thưởng Oscar, trong phim, nhân vật chính Đại tá Nicholson bị ám ảnh quá nhiều bởi mục tiêu của ông, đó là: xây dựng một cây cầu lớn và nâng cao nhuệ khí của quân sĩ.

Điều đó khiến ông quên mất nhiệm vụ chính của mình là: đánh bại kẻ thù trong cuộc chiến. Kết thúc phim, cũng là lúc ông nhận ra mình đã xây dựng một cây cầu dị thường hỗ trợ cho quân địch và phải thốt lên:

“Tôi đã làm gì thế này?”

Thường thì lãnh đạo là người đầu tiên vẽ lên một bức tranh về thiên đường với niềm tin mạnh mẽ để người khác khát vọng muốn vươn tới nó. Đó là viễn cảnh, hay trong bài viết này, còn gọi là tầm nhìn (vision)

Về bản chất thì các tầm nhìn mang tính vĩ đại, lớn lao. Chúng có nghĩa để nâng con người lên.

Tuy nhiên khi tầm nhìn dịch chuyển từ trí tưởng tượng đến hiện thực, nó phải được tuyên bố một cách đơn giản. Ví dụ, “Chúng ta sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu liệu pháp chữa trị thận cho bệnh nhân”. Các công nhân có thể đọc lướt qua, dễ dàng lĩnh hội và dung nạp.

Toyota tung ra khẩu hiệu đơn giản “Global 15” – nghĩa là chiếm lĩnh 15% thị phần ô tô toàn cầu.

Tính đơn giản trong diễn đạt không phủ định sự lớn lao.

John F. Kenedy chỉ tuyên bố đơn giản: ông muốn đưa con người lên mặt trăng và mang họ trở về trái đất. Câu nói đó bao gồm nỗ lực của hàng ngàn người, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vượt bậc, chi phí đầu tư đến bạc tỷ.

Nghĩ lớn cần thiết đối với bất kỳ tầm nhìn nào. Về mặt này, Steve Jobs được biết đến như 1 bậc thầy đưa ra các viễn cảnh to lớn.

“Con cáo biết nhiều việc, con nhím chỉ biết có một việc lớn”

“Đằng nào cũng nghĩ vậy thì hãy nghĩ lớn”

Tầm nhìn luôn hàm chỉ cái “What’s in it for me?”, nói cách khác khi chúng ta đạt được tầm nhìn, tổ chức của chúng ta phải trở nên tốt hơn cho chính chúng ta. Các nhà lãnh đạo luôn quảng cáo tầm nhìn của mình. Tầm nhìn phải chuyển từ cái nhà lãnh đạo muốn sang điều nhân viên có thể làm để nó xẩy ra – tầm nhìn phải được chia sẻ – nếu không tầm nhìn sẽ bị khóa lại trong phạm vi năng lực của người lãnh đạo.

Viễn cảnh ở rất xa nên nó cần phải được làm cho trở nên thực tế đối với người nghe.

Viễn cảnh là cái đích bạn muốn đến còn Hiện thực là điều bạn phải làm trên con đường đi đến đích.

Trẻ con, khi chúng say mê vào những việc làm trước mắt thì không còn chịu áp lực nặng nề của việc phải đạt được nó. Người lớn có rất nhiều điều có thể học được từ một đứa trẻ con.

Để đạt được viễn cảnh thường mất vài năm, nó giống như vỏ xe mất đi độ bám mặt đường qua việc chịu mòn quá mức. Điều gì sẽ xảy ra khi viễn cảnh không được gắn kết với hiện thực?

IBM từ chỗ là người khổng lồ của thế giới, một công ty vĩ đại, biểu trưng của nước Mỹ, bỗng trở nên thua lỗ 15 tỷ đô la, sức bán giảm 50%, gần như phải tuyên bố phá sản . Điều gì xảy ra với Big Blue vậy?

Lou Gerstner “bắt bệnh” cho IBM như sau: “Cái mà IBM cần hiện nay không phải là tầm nhìn, nó là thứ bét nhất vào lúc này”

Nói cách khác IBM quá tập trung vào tầm nhìn của công ty mà xa rời lợi ích của khách hàng trong 1 thời gian dài – mất cảm giác thị trường – xa rời triết lý kinh doanh của nó. Cái IBM cần ưu tiên vào lúc này không phải là một tầm nhìn.

Trong lời bộc bạch của mình, Steward Alsop trình bày: “IBM chẳng cần một viễn cảnh, nó cần hành động mau lẹ, vì khách hàng của nó”

Khi CTR còn nhỏ bé, Thomas Watson vĩ đại đã cấy vào người nó một tầm nhìn lớn lao – đó là 3 chữ International Business Machine, điều đó rất cần thiết. Nhưng khi IBM ngủ quên trên tầm nhìn vinh quang của chính mình, đây là lúc họ cần phải “cọ xát” với mặt đường – quay trở lại thực tại, người khổng lồ phải được đánh thức.

Start-up, hẳn nhiên cần có Vision, để có động lực (motivation) và có thể truyền động lực cho chính bản thân (self-motivate) cũng như người khác. Nhưng đừng quên có những tầm nhìn phải nhiều năm trải nghiệm mới hình thành. Đến khi đó Start-up sẽ có 1 tầm nhìn thực sự – Tầm nhìn đã qua thử thách của Hiện thực, của Hành động.

Có tầm nhìn nhưng đừng đánh rơi mất Hiện thực.

TMT

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *