Skip to content

Từ Thiện Thật

Cái tựa nghe khá… shock. Vì gọi một cái gì đó là từ thiện thật, có khác chi ngầm nói những hoạt động từ thiện khác là… từ thiện giả?

Nhưng nó không có ý như vậy. Chỉ đơn giản là khi làm từ thiện chúng ta quan tâm đến giá trị thật, kết quả thật, và nếu đo lường được tác động xã hội (social impact) nữa thì càng hay, chỉ vậy thôi!

Có 4 cách làm từ thiện.

Cách thứ nhất là “Cho người ta Con cá”. Khi đồng bào miền Trung gặp lũ lụt thì chúng ta huy động mì tôm, thuốc men, quần áo… gửi cho họ. Cách này nhiều người phân tích về khuyết điểm là không bền vững. Tuy vậy, khi người khác sắp chết đói, bạn không thể đứng đó mà… dạy người ta câu cá, bạn phải cho ngay con cá (nếu con cá này là điều người ta thật sự cần). Cách này vẫn có tác dụng và ý nghĩa của nó.

Cách thứ hai là “Cho người ta cái Cần câu”. Bây giờ, đối tượng thụ hưởng của chương trình từ thiện không nhận con cá, mà nhận phương tiện đi câu, nhận một công cụ (tool) để kiếm sống. Ví dụ người nghèo nhận máy may và có sinh kế. Hay một chương trình CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) chia sẻ doanh thu sản phẩm với quỹ khuyến học qua đó phát được hàng chục ngàn suất học bổng và xây dựng hàng chục ngôi trường cho trẻ em nghèo. Một chương trình từ thiện khác, những người thực hiện dự án phát hiện ra trẻ em vùng sâu, vùng xa bỏ học vì khoảng đường đến trường khá xa, lên đến hàng chục cây số, mà phải đi bộ. Nên họ huy động nguồn lực, trao tặng hàng nghìn chiếc xe đạp mới cho trẻ em, giúp các em đi học dễ dàng hơn. Chiếc xe đạp là một phương tiện đi học, hơn thế, nó còn là công cụ truyền niềm tin đến các em: thế gian này vẫn còn người quan tâm đến các con, nên các con hãy tin tưởng, cố học cho tử tế, làm người có ích, sau này quay lại giúp những người cũng giống như các con ngày nào…

Thế thì, nhiều khi có cần câu mà không có kỹ năng câu. Nên mới sinh ra cấp độ thứ 3 của việc làm từ thiện là “Dạy người ta đi câu”. Cho người ta kiến thức, kỹ năng để thoát nghèo. Đầu tư vào con người là sự đầu tư có giá trị nhất.

Chậc, nhưng nếu một người có cần câu, có kỹ năng đi câu, biết kiến thức chỗ nào có cá, nhưng lại không có… Động lực đi câu, thì người này vẫn tối ngày nằm ở nhà, trông chờ xã hội, không có hành động, và vì vậy không thể thoát nghèo được. Vì không có ý chí, không có nghị lực. Nên lại có cách thứ 4 của làm từ thiện, là “Cho người ta Động lực để đi câu”. Cách này thường thuộc về trách nhiệm của Giáo dục, trong việc thay đổi tâm thức của con người. Và giáo dục rất quan trọng. Bởi lẽ, muốn thay đổi xã hội mà không hoán cải con người, thì khác gì mò trăng đáy giếng.

Trong chuyến đi 3 ngày đến Buôn Ma Thuột vừa rồi, tôi có duyên được tham gia vào các hoạt động từ thiện theo cách thứ 2,3 và 4.

Cách từ thiện thứ 2 – Cho Cần câu: Nhắc đến vùng Tây Nguyên ta phải nhắc đến cây cà phê. Bà con nông dân cà phê ở vùng này được cung cấp hạt giống và cây giống tốt, chất lượng, để tự ươm giống, phục vụ tái canh trên diện tích cà phê già cỗi.

Cách từ thiện thứ 3 – Dạy Cách đi câu: Bà con nông dân được tập huấn kỹ thuật dựa trên nền tảng của bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững. Họ cũng được huấn luyện để tham gia vào mô hình xen canh tối ưu cho cây cà phê. Với các loại cây trồng xen như tiêu, sầu riêng, bơ…., người nông dân có thể tăng hiệu quả sử dụng đất một cách tối ưu, tăng thêm thu nhập, cải thiện tính đa dạng về môi trường sinh thái.

Cách từ thiện thứ 4 – Cho Động lực câu: Đó là các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho nông dân cũng được triển khai, bao gồm tập huấn kỹ thuật và cung cấp kiến thức chuyên môn canh tác cà phê bền vững, tập huấn về thu hoạch và sau thu hoạch, tưới tiết kiệm, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê… Trong đó liên tục động viên, thay đổi nhận thức của người nông dân, cho họ động lực để thay đổi. Một điều rất hay là tác động phần nào đến tư tưởng của nông dân: Doanh nhân hóa Nông dân. Người nông dân không chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao từ cây cà phê mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước đáng kể cho vùng miền.

Theo tìm hiểu, tôi biết dự án này có tên NESCAFÉ Plan. Từ năm 2011 đến nay, dự án đã giúp cho 21,000 nông dân đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. Phân phối đến… 15 triệu cây giống cà phê năng suất cao, kháng bệnh. Tổ chức các khóa tập huấn cho gần 150,000 nông dân, giúp nông dân tiết kiệm 40% lượng nước tưới, 20% lượng phân bón, tăng 40% thu nhập. Đặc biệt riêng mô hình xen canh cây cà phê của dự án đã góp phần tăng 100% thu nhập cho nông dân, góp phần cải tạo lại đất trồng.

Đó là những gì mà tôi được khảo sát với bà con nông dân, và đến tận tổng hành dinh của Nescafé Ban Mê Thuột để tìm hiểu (nên có các số liệu trên do họ cung cấp). Cảm nhận của tôi là rất tích cực. Đây là chương trình có tác động xã hội sâu rộng, bền vững, ý nghĩa, nên tôi muốn giới thiệu.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Các tập đoàn lớn phải chịu trách nhiệm cho những sản phẩm của mình, hơn nữa là những nội dung truyền thông “bom tấn” định hình tư duy, nhận thức của người tiêu dùng hàng ngày. Nhưng đâu đó, nếu có những tập đoàn kinh doanh có trách nhiệm, hiểu rõ tư tưởng cùng thắng (Win-Win) thay vì bóc lột (Win-Lose), biết san sẻ trách nhiệm với nông dân, giúp nông dân giàu có hơn, thảnh thơi hơn, hạnh phúc hơn, thì đó là một điều tốt lành cần được truyền bá, cần được học tập.

P.S: hình tôi chụp với anh Giám đốc Netsle Ban Mê. Tôi phải “nghe tận tai, nhìn tận mắt, sờ tận tay” nên đi từ dưới nông dân lên đến văn phòng, gặp từ đối tượng thụ hưởng đến đối tượng quản lý thực hiện chương trình :- )

#hanhtrinhchiase

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Khóa học Kích hoạt Năng lượng Thành công

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *