Skip to content

Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

Cách đây gần 10 năm, tôi cùng một bạn học nữa và thầy biên tập ra cuốn Kỷ yếu 10 năm Ngành học ở trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Tôi cũng có đóng góp 1 bài viết ở trong này.

Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (ISE – Industrial Systems Engineering) đóng góp không nhỏ cho tư duy của tôi trong công việc kinh doanh. Theo một cách hiểu nào đó, thì có thể xem đây là “ông tổ” của nhiều khái niệm mà sau đó đã giúp thế giới phát triển vượt bậc như Quản lý sản xuất, Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn – sau này truyền cảm hứng cho triết lý Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn), 5S, Kaizen, JIT (Just in time), Logistics Management, Supply Chain, MRP & ERP… Ngành này bắt nguồn từ trong Chiến tranh, khi quân đội phải liên tục tính toán ra những giải pháp Tối ưu (Optimize). Tiền thân của nó là môn “Vận trù học”.

Nhiều doanh nhân mang trong mình tư duy của kỹ sư hệ thống hoặc có background là dân ISE/ IE, như Vua ô tô Henry Ford người đã tham khảo từ nước Nhật rồi “chế” ra hệ thống sản xuất băng chuyền – chuyên môn hoá sản xuất đầu tiên, từ đó giúp giảm chi phí, kéo đến giảm giá thành, thực hiện được giấc mơ “bình dân hoá xe hơi” của mình, giúp cho xe hơi không còn là sản phẩm chỉ cho người giàu tại Mỹ. Hay Toyoda người sáng lập Toyota. Huyền thoại Lee Iacocca, người đã vực dậy Chrysler. Tim Cook – CEO hiện nay của Apple – cũng là kỹ sư IE…

Ngành này đóng góp rất nhiều cho thế giới hàng trăm năm qua. Song ở Việt Nam nó còn rất non trẻ, mà lại ít được biết đến. Khi tôi tham gia biên tập cuốn Kỷ yếu này thì nó chỉ mới có mặt ở Việt Nam 10 năm. Bây giờ thì gần 20 năm. Bởi thế doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay tìm cách áp dụng những “tinh hoa” của ngành IE để ráng mà “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, dù cho thế giới giờ đây đã đi đến Cách mạng Công nghiệp Lần thứ 4. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chậm chạp, ngại đổi mới, hay tìm lý do để bảo vệ cái cũ dù chắc chắn là sẽ chết. Đó là thực trạng.

Các chuyên gia xuất thân từ ngành này thì học “từ gốc rễ” rồi. Còn lại ngoài ngành thì cũng khá “tranh sáng, tranh tối”. Có người thật sự giỏi. Có người chỉ đem vài công cụ “học lớm” của ngành đi tư vấn. Thậm chí còn hiểu sai từ nguyên lý cơ bản.

Ví dụ tôi đã gặp nhiều chuyên gia tư vấn quản lý sản xuất dùng từ “Tối ưu nhất”. Tối ưu (Optimize) là một từ được dùng rất nhiều trong ngành IE, là một trong những từ quan trọng nhất. Chỉ tồn tại một cái tối ưu, không có chuyện tối ưu nhất, tối ưu nhì.. Nên dùng từ “tối ưu nhất” là sai. Ngôn ngữ thể hiện ra bên ngoài của Tư duy. Cách dùng từ thể hiện cách tư duy.

Đọc lại bài viết của mình trong Kỷ yếu, thấy “Đạo” mà tôi đang đi vẫn rất nhất quán. Thật thú vị khi được kết nối con người của chúng ta từ Quá khứ đến Hiện tại và Tương lai!

Sắp đến ngày kỷ niệm thành lập ngành (nếu tôi nhớ không lầm là 1.4), nên post bài này để giới thiệu thêm một ngành học vô cùng hữu ích, mà ít người biết. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn đang chậm chạp, thì các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã “giành giựt” từng người một, từng suất sinh viên vừa tốt nghiệp ngành IE. Một số doanh nghiệp Việt Nam thức thời hơn thì đã gặt hái được rất nhiều kết quả tuyệt vời và tăng năng lực cạnh tranh của mình, vươn lên đến tầm khu vực.

ky yeu 2ky yeu 1

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Khóa học Kích hoạt Năng lượng Thành công

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *