Skip to content

Luôn là chính mình

Đây là một bài báo cách đây khoảng 2 năm. Dịp sau Tết tình cờ tôi xem lại, mỉm cười trước một vài câu hỏi. Nên post lại.

chinh-minh

Tính đến nay tôi không thể đếm được, song cũng đã xuất hiện trên hàng trăm báo chí, truyền hình, radio. Ban đầu tôi tự vấn chính mình là có nên lên báo không, bằng những câu hỏi sau:

-Tôi xuất hiện thì công ty của tôi có đồng thời cũng nhận được một giá trị nào đó không? Như tiết kiệm “hàng tỷ” chi phí truyền thông chẳng hạn.

-Tôi có đánh mất bản thân mình không? Nên lập ra một vài quy tắc như không xem lại những bài báo của mình quá 2 lần chẳng hạn. Thỉnh thoảng tôi cũng có vi phạm nguyên tắc này 🙂

-Tôi đang tập trung vào cái gì? Vào doanh nghiệp hay vào cá nhân? Vào sản phẩm thực chất hay vào điều hư ảo? Vậy tôi đã có phương pháp để luôn được là chính mình chưa? Việc thiền định cũng giúp ích rất nhiều cho tôi. Và khoảng cuối năm 2014 tôi bắt đầu hành trình đi vào bên trong nhiều hơn, tôi thấy mình giữ năng lượng luôn tươi trẻ và cân bằng tốt hơn.

-Tôi có chiến lược để kiểm soát và quản lý sự có liên quan giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty chưa? Tôi sẽ cố tình để chúng là một hay thích thì tách nó ra. Chuyện này thật ra cũng chẳng có gì phải xoắn.

-Tôi có loại nhu cầu “muốn yên thân để kiếm tiền” không? Hình như tôi hướng đến cái gì khác mà về cá nhân tôi nghĩ là nó to lớn hơn.

-Con đường kinh doanh của tôi có thể chia sẻ được với rộng rãi công chúng không? May là con đường kinh doanh của tôi không dây vào những hình thức “toàn do quan hệ”, “tận dụng khe hở pháp lý để làm giàu”… Cũng do Trời thương tôi thôi chứ chẳng phải tôi “vĩ đại” gì cả đâu 🙂

-Sứ mệnh của tôi có khiến tôi buộc phải xuất hiện không? Điều đó có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn chứ J? Việc xuất hiện có thể truyền cảm hứng giúp cho những thế hệ sau này “bớt lây nhiễm” bởi nhiều cách kiếm tiền bẩn, rồi tự AQ rằng “Đó là cách thế giới này vận hành” chẳng hạn.

-Giá trị mà tôi bảo vệ là gì? Tôi kiên quyết không “nổi tiếng” bằng mấy trò xàm và bullshit chẳng hạn.

-Thông điệp mà tôi đưa ra là gì? Nếu đó là thông điệp mà xã hội cần phải nghe, ngay và luôn thì càng hay.

-Tôi có “lợi thế” để xuất hiện không? Tôi có lý thuyết biến điểm yếu thành điểm mạnh. Không có “lợi thế”, bạn có muốn “sáng” cũng chẳng được. Nó đòi hỏi một cái “duyên” nhất định nào đó, thậm chí nó là một loại “tư chất”. Thế thì bạn có thể định vị mình hoàn toàn ngược lại, theo kiểu “tỏ ra chân thật, không màu mè, không hào nhoáng” (nhiều khi muốn háo nhoáng cũng chẳng được). Như thế bạn vẫn có cái chất rất riêng. Còn nếu mọi thứ bạn làm đều thực sự xuất phát từ tận tấm lòng mình thì tôi chúc mừng bạn!

-Tôi có “dễ dãi” không? Xét ra là không, bạn chưa biết tôi từ chối nhiều bài. Có kênh truyền hình tôi từ chối 3 lần, đến lần thứ 4 đành lên.

-Tóm lại, nếu thấy trước tiên là nó không hại người. Sau là tốt cho mình, cho người. Thì cứ làm đi, đừng đắn đo quá, lan toả nhiều hơn vì xã hội đang thiếu chứ chẳng thừa. Những giá trị ảo đã tung hoành, nếu cả những giá trị thực cũng im lặng, thì đó là một sự thoả hiệp. Hãy luôn cất lên niềm tin của mình. Nhé!

>> Bài viết hay về Khởi nghiệp

>> Khóa học Khởi nghiệp Kinh doanh

>> Khóa học Kích hoạt Năng lượng Thành công

>> Chương trình Tư vấn Doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *