Điều đó lý giải vì sao những người Ấn khi làm việc và học tập trong môi trường của Mỹ quốc lại trở nên rất thành công. Vì người Mỹ, hay nói chính xác hơn, là nước Mỹ, có một “vũ khí cạnh tranh cực mạnh”, thứ “vũ khí” này không phải là máy bay tàng hình, bơm nhiệt hạch, súng lazer, thứ “vũ khí” đã giúp cho Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới trong thời gian ngắn ngủi, chính là Văn hóa Thất bại của họ.
Vậy thì văn hóa thất bại là gì?
Thử tưởng tượng bạn là một người đang điều hành công việc kinh doanh tại Ấn Độ, nếu bạn thất bại, dường như bạn phải chịu áp lực của cả xã hội, cha mẹ chê trách, họ hàng chê cười, hàng xóm nghi kỵ, bạn bè xa lánh, thỉnh thoảng bạn nghe lớm được vài điều người ta nhắc về mình, nhưng chẳng có gì là tốt đẹp: “Thằng đấy kinh doanh làm gì để giờ này vẫn lông bông”, “Thấy chưa, tao đã nói an phận mà nó chẳng nghe, giờ thì ráng chịu”. Bạn cảm giác một mình mình đang phải chống lại cả thế giới. Lúc mới bắt đầu khởi nghiệp đã phải vượt qua nhiều sự chỉ trích, thì khi thất bại còn chịu sự chỉ trích và ghẻ lạnh gấp nhiều lần.
Bạn tặc lưỡi, ngẫm nghĩ: Chẳng lẽ mình sai? Chẳng lẽ theo đuổi giấc mơ lại là Không Đúng?
Có thể bạn đã chưa đúng một số chỗ, đã dại khờ một vài lúc, vì không có ai là hoàn hảo. Nhưng dường như việc phải đối diện với quá nhiều áp lực vô nghĩa khiến cho bạn mất sức, kiệt lực, năng lượng tan biến và ý chí hao mòn dần…
Tại Hoa Kỳ, người ta xem thất bại là một chuyện bình thường, có quá nhiều những cuốn sách với nội dung đại loại “Dám thất bại để thành công” tại đây. Edison đã thất bại hàng nghìn lần để phát minh ra bóng đèn điện, ông không gọi nó là thất bại, ông gọi nó là “10.000 bước đến với thành công”. Thomas Watson – người sáng lập tập đoàn IBM từng nói “Nếu bạn muốn thành công, hãy gia tăng gấp đôi số lần thất bại”.
Không như ở Ấn Độ, thất bại dường như không phải là thứ bị xa lánh, mà người Mỹ rất biết cách để cổ vũ, khuyến khích cho thất bại, đến mức họ biến nó trở thành cả 1 thứ văn hóa của họ – Văn hóa thất bại.
Chính thứ văn hóa này đã tạo ra bóng đèn điện, xe hơi, máy bay, tàu vũ trụ, tivi, internet, điện thoại, Microsoft, Apple, Intel, IBM, Coca Cola, Pepsi, Starbucks, McDonald’s, Facebook…. Và sáng tạo tuyệt vời nhất mà văn hóa thất bại tạo ra là một hệ sinh thái sẽ tiếp tục sáng tạo ra những phát minh, những doanh nghiệp vĩ đại khác góp phần thay đổi thế giới này, ý tôi là, thay đổi một cách thực sự, chứ không phải chỉ là những con người ngồi trên giảng đường đại học và nói rằng: “Tôi sẽ là một Bill Gates thứ hai, sẽ tạo dựng nên một doanh nghiệp đánh bại Microsoft và thay đổi thế giới này”. Đó, phải là một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện.
Ở Việt Nam, tôi tìm thấy những đặc điểm tương tự với Ấn Độ. Chúng ta chưa có Văn hóa Thất bại. Đó là lý do mà chúng ta sẽ khó có thể sản sinh ra những doanh nghiệp vĩ đại, những CEO vĩ đại, những phát minh thay đổi thế giới với môi trường kinh doanh và xã hội hiện nay.
Văn hóa thất bại -> Tinh thần khởi nghiệp -> Hệ sinh thái khởi nghiệp
Tinh thần Khởi nghiệp (Entrepreneurship) là thứ được nói đến rất nhiều gần đây, ngày xưa thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã lên truyền hình kêu gọi cả đất nước cùng nhau phát triển tinh thần khởi nghiệp, nhưng Singapore đã thất bại trong việc chiến dịch này, vì cũng giống Ấn Độ, người dân Singapore khi đó chưa thực sự có được Văn hóa Thất bại.
Trước khi tuyên truyền về Tinh thần Khởi nghiệp, trước khi nói đến những thứ xa xôi và vĩ mô như Hệ sinh thái Khởi nghiệp, thì chúng ta cần phải có Văn hóa Thất bại.
Nếu chỉ khởi nghiệp theo trào lưu, không xây dựng nên những công ty có giá trị thực sự, mang đến lợi ích cho khách hàng thực sự, tạo ra những tác động xã hội tích cực thật sự, nếu chỉ thất bại một lần đã nản chí, nếu cả xã hội không cổ vũ cho những người thất bại, thì cái ngọn lửa được thổi bùng lên về thứ gọi là Tinh thần Khởi nghiệp sẽ nhanh chóng tắt nhóm, và đó không thực sự là Tinh thần Khởi nghiệp.
Không có Tinh thần Khởi nghiệp thật sự, sẽ không có ai kiên gan bền chí thử hết lần này đến lần khác để tạo ra một doanh nghiệp thành công bền vững, cũng không có ai đủ tâm huyết thực hiện hoạt động hỗ trợ cho khởi nghiệp, sẽ không có các vị doanh nhân, cố vấn và chuyên gia vì có chung một Tinh thần Khởi nghiệp, vì cảm mến cái tinh thần mà họ nhìn thấy ở những doanh nhân trẻ, nên sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ… Không có tất cả những điều này, sẽ không có một Hệ sinh thái Khởi nghiệp nào cả. Và những dự án hoành tráng như “Silicon Valley tại Việt Nam” chỉ là nói cho vui thôi. Cái chúng ta cần là đi vào bản chất, giải quyết nguyên nhân gốc rễ, và có phương pháp phù hợp.
Bây giờ, hoặc không bao giờ?
Văn hóa Thất bại là tiền đề giúp chúng ta xây dựng thành công Tinh thần Khởi nghiệp và Hệ sinh thái Khởi nghiệp tại Việt Nam.
Chuẩn đấy sếp!
em chưa thất bại trong kinh doanh nhưng em cũng thấu hiểu nổi đau thất bại, có thể nó có những điểm khác biệt nhưng hầu như tất cả chúng đều đau cả, em cũng biết là sẽ cố, cố thêm lần nữa nhưng liệu danh ngôn “không được thất bại 2 lần ở cùng một trường hợp” có phải là quá xa sỉ với Văn hóa thất bại này vậy thầy?
Thất bại cho đúng cách, gia tăng số loại thất bại thay vì số lần thất bại (trong cùng một loại – nghĩa là vẫn chưa rút ra được bài học), bằng cách liên tục chất vấn bản thân, nhờ đồng đội góp ý, và hỏi ý kiến từ những người cố vấn. Đó cũng là một dạng “văn hóa thất bại” :- )
Pingback: Cách đối diện với thất bại khi khởi nghiệp - VnExpress Kinh Doanh - Blog chia sẻ bí quyết khởi nghiệp thành công