Kinh doanh thông minh – Khởi nghiệp thông minh

Nghệ thuật khởi nghiệp: Giải quyết vấn đề đầu tiên – tiền đâu?

Trước khi có tiền, con người còn có khát vọng, ước mơ, đam mê, tư duy và một khao khát sáng tạo – nghĩ khác – thoát khỏi lối mòn để giải quyết những vấn để gai góc nhất, dù nguồn lực vô cùng hạn chế.

1. Thay vì theo đuổi nhà đầu tư, hãy biết cách làm cho nhà đầu tư phải theo đuổi bạn

Một cầu thủ đánh bóng chày khôn ngoan sẽ không vung gậy trước khi người ném bóng thực hiện cú ném.

Một nhà đầu tư khôn ngoan cũng sẽ không đầu tư nếu như công ty mà ông ta đang nhắm đến chưa phát ra những “tín hiệu thành công” nào đó cho tương lai.Đọc tiếp »Nghệ thuật khởi nghiệp: Giải quyết vấn đề đầu tiên – tiền đâu?

Doanh nhân trước vận hội mới

(Rất vinh dự được xuất hiện bên cạnh những doanh nhân lão làng của Việt Nam)

Việt Nam đã đặt một chân vào bên trong cánh cửa hội nhập sâu và rộng với kinh tế toàn cầu. Trong khi DN nhiều nước sớm nhận ra những lợi thế của Việt Nam, đã ồ ạt đầu tư vào nước ta để đón đầu cơ hội, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn còn thờ ơ, chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho vận hội mới. ĐTTC ghi lại những trăn trở, kiến nghị của một số doanh nhân.Đọc tiếp »Doanh nhân trước vận hội mới

Tại sao người làm ở công ty lớn lại khó thành công khi khởi nghiệp?

startup vs company

Xung quanh tôi không thiếu các câu chuyện về những người làm sếp tại nhiều tập đoàn lớn, trước đó dù đã thành công rực rỡ nhưng khi khởi nghiệp vẫn thất bại. Điều  ngạc nhiên là tỷ lệ thất bại của họ không hề thấp hơn so với những người khởi nghiệp ngay từ đầu và chưa được rèn luyện ở một môi trường chuyên nghiệp (sẽ giúp cho họ có những kiến thức và kỹ năng quý báu). Đúng ra khi có lợi thế như vậy, họ phải dễ thành công hơn chứ?Đọc tiếp »Tại sao người làm ở công ty lớn lại khó thành công khi khởi nghiệp?

Giải quyết phàn nàn của khách hàng: nguyên tắc BLAST và ”3 ĐỔI”

Gift Complaint

(Bạn biết không? Lời phàn nàn là một món quà!)

Tôi từng sáng lập và điều hành một Agency cung cấp các gói dịch vụ truyền thông kỹ thuật số cho khách hàng doanh nghiệp (B2B) và một doanh nghiệp xã hội chuyên cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà cho cá nhân (B2C). Nhìn chung thì điểm giống nhau của cả 2 doanh nghiệp này là: đều đang làm DỊCH VỤ (Service).Đọc tiếp »Giải quyết phàn nàn của khách hàng: nguyên tắc BLAST và ”3 ĐỔI”

Cách viết Mission Statement hiệu quả

Mission Statement

Ở bài viết trước tôi đã chia sẻ về việc xây dựng nên “Bản sắc doanh nghiệp” (Corporate Identity), trong đó có bao gồm luôn cả “Tuyên bố sứ mệnh” (Mission Statement). Trong bài viết này, tôi sẽ nói rõ hơn về phần  này.

Rất nhiều công ty có tuyên bố sứ mệnh, nhưng lại rất ít công ty có một bản tuyên bố sứ mệnh thực sự hiệu quả.Đọc tiếp »Cách viết Mission Statement hiệu quả

“Bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp

Ban sac doanh nghiep

Chiến lược hoạt động của một doanh nghiệp là kim chỉ nam cho con đường mà doanh nghiệp đó cần đi: làm sao đi từ trạng thái hiện tại đến mục tiêu đề ra trong thời hạn cho trước, bằng cách tận dụng điểm mạnh, triệt tiêu điểm yếu, khai thác cơ hội, giảm thiểu rủi ro, và quan hệ với các nguồn lực khác trên con đường đó.Đọc tiếp »“Bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp

Có nên Khởi nghiệp sau khi Thất nghiệp?

Collide

Tô đời màu hồng hay cho thấy bức tranh màu xám xịt?

Tôi tham gia hỗ trợ cho nhiều start-up (nhưng cũng không dám nói một cách quá to tát là đang xây dựng nên cả một “hệ sinh thái khởi nghiệp” tại Việt Nam). Thật ra, chúng ta không nên đánh giá bất kỳ ai đang có các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp là chỉ giỏi tô hồng con đường này và khuyến khích đám trẻ bỏ việc lập công ty ào ạt mà không cần quan tâm đến hậu quả.Đọc tiếp »Có nên Khởi nghiệp sau khi Thất nghiệp?

Làm sao để xây dựng Bảng giá trị vốn hóa cho doanh nghiệp của bạn?

Venture capital

Bảng giá trị vốn hóa (tiếng Anh là capitalization table) là một công cụ không thể thiếu khi bạn huy động vốn, điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Đừng nên giao khoán việc lập bảng này cho nhân sự tài chính, hay các luật sư về đầu tư (chưa thông dụng tại Việt Nam), việc hiểu và xây dựng bảng này chính là trách nhiệm của bạn – một doanh nhân.Đọc tiếp »Làm sao để xây dựng Bảng giá trị vốn hóa cho doanh nghiệp của bạn?

Từ Văn hóa Thất bại đến Hệ sinh thái Khởi nghiệp

Van hoa that bai

“Vũ khí cạnh tranh” của một quốc gia
Điểm chung của các công ty Pepsi, Adobe Systems, Deutsche Bank, MasterCard, Diageo, GlobalFoundries, Reckitt Benckiser, CitiGroup… là gì?Đó là họ đều đã hoặc đang có CEO toàn cầu là người Ấn Độ.Đã có rất nhiều những bài viết lý giải vì sao đó lại là Ấn Độ, mà không phải là Brasil, Trung Quốc, hay Nga. Nhưng tôi chưa thấy ai lý giải vì sao những người Ấn Độ này khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài lại trở thành những CEO danh tiếng toàn cầu, trong khi chúng ta rất khó (mặc dù không phải là không có) tìm thấy một CEO tài năng ở trong nước Ấn, hay một công ty khởi nghiệp của Ấn Độ được cả thế giới ngưỡng mộ. Nếu người Ấn rất giỏi thì đúng là chúng ta phải tìm thấy nhiều CEO tầm cỡ ở ngay trong nước mới đúng chứ?Đọc tiếp »Từ Văn hóa Thất bại đến Hệ sinh thái Khởi nghiệp

Năng lực Khởi nghiệp có thể được đào tạo?

1

Học từ thành công hay học từ sai lầm?

Trong cuốn sách “Yes!: 50 Scientifically Proven Ways To Be Persuasive”, tác giả đã mô tả về một nghiên cứu đáng lưu tâm:

Nhà khoa học nghiên cứu hành vi Wendy Joung và các đồng nghiệp của cô rất quan tâm đến việc xem xét liệu việc hướng sự chú ý của học viên đến những lỗi người khác mắc phải trước đây có thể cung cấp phương pháp đào tạo tốt hơn là hướng học viên đến những đường đi nước bước đúng đắn đã được người khác thực hiện hay không? Nói cách khác, phương pháp đào tạo chuẩn hóa một con đường đi chính xác và dạy cho học viên điều đó so với phương pháp học từ những sai sót và lỗi lầm của người khác, phương pháp nào sẽ cho ra kết quả tốt hơn?Đọc tiếp »Năng lực Khởi nghiệp có thể được đào tạo?