Skip to content

Doanh nhân hóa nông dân

Cách đây hơn 1 năm, trong chuyến đi đến Israel, tôi vẫn nhớ người Do Thái quan niệm rằng để thành công trong thời đại mới thì bạn phải có phẩm chất của 3 nhóm người: Doanh nhân, Nông dân, và Chiến binh.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, thực vật và ngoài trờiĐiều đó càng chiêm nghiệm càng thấy đúng! Chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ, nghị lực như nông dân, thông minh, biết tổ chức, có tầm nhìn như doanh nhân, có bầu nhiệt huyết sôi sục, sẵn sàng lăn xả, dấn thân như chiến binh.Đã qua rồi thời nông dân chỉ cần biết cần cù, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, quan tâm đến hôm nay chứ không biết ngày mai ra sao, cách làm “ăn xổi” dẫn đến kết quả “ở thì”. Nếu cứ mãi như vậy thì chúng ta sẽ rất chậm chạp. Tôi còn nhớ Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê số 1 thế giới, nhưng chúng ta lại giữ chưa đến 5% giá trị lợi nhuận của cà phê và ở phần thấp nhất của chuỗi giá trị. Hình như có gì đó “sai sai” khi một quốc gia số 1, làm phần “khó nhằn” nhất là sản xuất lại giữ chưa đến 5%. Trong khi các nước khác giải quyết tốt hơn bài toán thương hiệu, phân phối, đóng gói… và họ giữ đến 95%.

Nên nông dân bây giờ cũng phải có tầm nhìn, phải biết tổ chức công việc, phải làm việc có kế hoạch, phải biết tính toán các số liệu tài chính kinh tế đơn giản, phải biết thuê mướn sử dụng lao động khi cần, phải biết áp dụng những công nghệ sáng tạo khoa học kĩ thuật vào công việc để tăng năng suất, phải biết gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình, phải có tinh thần trách nhiệm “cái tôi ở trong cái ta”, bảo vệ môi trường và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Nông dân bây giờ, cũng không khác doanh nhân, cũng cần có những phẩm chất và kỹ năng của doanh nhân.

Nên “doanh nhân hoá nông dân” là việc làm quan trọng.

Con số 95-5 dễ khiến chúng ta nghĩ đến sự “bất công”. Và đó là một hình thức “thuộc địa” kiểu mới. Nhưng không, khi tiếp xúc, quan sát, đồng hành, tôi nhận ra: gieo nhân nào thì gặt quả đó. Chúng ta chậm chạp, trì trệ, thì chúng ta mất đi lợi thế. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Chính vì vậy tôi đánh giá cao những chương trình rất thiết thực như Nescafé Plan mà mình đã chia sẻ ở bài viết trước. Và tình nguyện “loan tin” để chúng ta cùng nhau học tập. Họ đã và đang tạo ra những kết quả đo lường được, mà rất nhiều tổ chức NGO, NPO và doanh nghiệp xã hội cũng chưa chắc làm tốt được như vậy, vì rất nhiều lý do thuộc về nguồn lực!

Qua đó mới thấy bọn “tư bản giãy chết” thật là khôn. Đâu đó vẫn có những tập đoàn làm theo những nguyên tắc về “Business ethics”. Nestlé và Nescafé đã đưa ra những chương trình không chỉ là CSR, mà còn chạm đến CSV (Creating Shared Values). Họ cho chúng ta thấy nếu một tập đoàn lớn với những nguồn lực khổng lồ biết quan tâm đến giá trị cùng thắng, đến những giá trị chung của nhiều nhóm đối tượng cùng tham gia vào mô hình kinh doanh của mình, đến lợi ích cộng hưởng, rằng “nếu tôi thành công thì tôi không muốn anh cũng lẹt đẹt bên dưới mà tôi cam kết tái đầu tư nguồn lực để anh cũng phải “hoành tráng” lên, vì như thế tôi cũng đang nghĩ cho mình, tôi sẽ đảm bảo được nguồn cung chất lượng và hệ thống phân phối của tôi, tất cả vì quyền lợi của người tiêu dùng”, thì các tập đoàn này có thể tạo ra rất nhiều tác động xã hội khổng lồ.

Trong hành trình Buôn Ma Thuột vừa qua, tôi có dịp ghé thăm bác “nông dân doanh nhân” Nguyễn Chí Thanh, ở thôn 13, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, đã tham gia và được hỗ trợ trong chương trình Nescafé Plan được 4 năm. Rất tiếc khi tôi không có hình chụp với bác. Hiện nay bác trồng cà phê xen kẻ tiêu, theo sự hướng dẫn – đào tạo từ các chuyên gia trong chương trình, tăng năng suất, tiết kiệm rất nhiều nước và chi phí. Nó dẫn đến những kết quả đáng “thèm thuồng” là sau khoản đầu tư ban đầu không nhiều, bây giờ trung bình một Ha đất bác thu về 500 triệu/ năm, tổng chi phí không quá 100 triệu, bác có 3 Ha đất như vậy, ai hỏi mua lại cũng lắc đầu. Tôi nhẩm tính: làm nông dân mà lợi nhuận ròng 80% – khủng như vậy thì tôi cũng chỉ mong học viên nào của mình đi theo hướng SME (là hướng có thể tạo ra dòng tiền và lợi nhuận ngay, khác hướng Start-up vốn chú trọng hơn đến giá trị công ty), có thể làm được hiệu quả như vậy (tất nhiên cũng tuỳ ngành). Làm tôi cũng ham lắm! (Nhưng tôi chỉ tập trung vào con đường của mình cái đã).

Tất nhiên mọi sự không thuận lợi ngay lập tức đâu, đừng tưởng cái gì cũng dễ ăn, song tôi cũng kịp xin số điện thoại của bác Thanh để sau này có học trò nào vùng Tây Nguyên muốn học hỏi mô hình, học thật – làm thật, thì có nơi để tham khảo! :- )

#hanhtrinhchiase

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *